Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Chứng nhận VietGAP

Chứng nhận VietGAP trông trọt theo TCVN 11892-1:2017

Hotline tư vấn hỗ trợ: 0905.158.290

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

Chứng nhận HACCP - 0905.158.290

CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THEO TIÊU CHUẨN HACCP

LIÊN HỆ TƯ VẤN - MR. NGỌC ANH - 0905.158.290

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

Hậu Giang: Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP năm 2018

Từ ngày 05/06/ 2018 đến ngày 25/06/2018, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm , Sở Y tế Hậu Giang phối hợp với Trường cán bộ Thanh tra ,Thanh tra Chính phủ tổ chức lớp đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm năm 2018.


Tham dự lễ khai giảng có ông Vũ Văn Chiến –Thanh tra viên cao cấp (TTVCC) Hiệu trưởng trường Cán bộ Thanh tra, Thanh tra Chính phủ;  ông Nguyễn Thanh Giang - Phó Giám đốc Sở Y tế cùng Lãnh đạo, cán bộ công chức Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hậu Giang và các học viên là cán bộ làm công tác ATTP từ tỉnh, huyện, xã thuộc ngành Y tế trong tỉnh.

Tham gia lớp học các học viên được trang bị thêm và nâng cao kiến thức chuyên môn về ATTP và kiến thức thanh tra  chuyên ngành để thực hiện đúng quy trình thanh tra chuyên ngành về ATTP, tham mưu đúng quy định về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính về ATTP và một số nội dung cơ bản về khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan lĩnh vực ATTP.

Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979
Email: Vietcert.kd61@gmail.com

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

Nghị định 74/2018/NĐ-CP: Những thay đổi về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
---------------
Từ ngày 01/07/2018, Nghị định 74/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/05/2018 chính thức có hiệu lực. Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 hướng dẫn thi hành Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Theo đó, các quy định về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất và nhập khẩu cũng có nhiều thay đổi.
những thay đổi về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Quy định rõ các biện pháp để công bố hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa
Trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường, ngoài thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm theo các quy định tại Điều 28 và Điều 34 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, người sản xuất trong nước và người nhập khẩu còn đồng thời phải tuân thủ Điều 19b của Nghị định mới này khi có sử dụng mã số, mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa hoặc bao bì của chúng.

Đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 (thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn), người sản xuất và người nhập khẩu phải thực hiện công bố hợp quy sản phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Việc công bố hợp quy được quy định chi tiết tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo một trong các biện pháp sau:

Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân;
Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;
Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật.
những thay đổi về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
2. Gỡ vướng mắc về thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Đặc biệt, Nghị định 74/2018/NĐ-CP đã nêu rõ: “Đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa được thực hiện thông qua việc xem xét hoạt động công bố hợp quy của người nhập khẩu”. Với từng biện pháp căn cứ công bố hợp quy nêu trên, Nghị định này cũng quy định cụ thể những thủ tục người nhập khẩu cần phải có khi đăng ký kiểm tra nhà nước và thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký.

Đối với việc công bố hợp quy dựa trên kết quả của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật, ngoài thủ tục cần thiết khi đăng ký kiểm tra, các doanh nghiệp có thể xem chi tiết các bước xử lý và nội dung kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu của cơ quan kiểm tra tại khoản 2c Điều 7 được bổ sung theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP.Như vậy, người nhập khẩu cần lựa chọn một tổ chức đánh giá sự phù hợp được các cơ quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện kiểm tra, chứng nhận. Tổ chức đó phải thực sự uy tín, chính xác về quy trình nghiệp vụ. Việc lựa chọn được tổ chức chứng nhận uy tín sẽ được cơ quan hải quan tin tưởng, giúp doanh nghiệp dễ dàng thông quan hơn, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất.

3. Nhiều loại hàng hóa nhóm 2 được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu
Nếu trước đây, Nghị định 132/2008/NĐ-CP chỉ quy định: “Việc miễn, giảm kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận đã áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực được thực hiện theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực” thì Nghị định mới này đã nêu rõ 15 loại sản phẩm, hàng hóa được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu (xem danh mục tại đây). Để được miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, người nhập khẩu phải có văn bản đề nghị miễn kiểm tra với các thông tin sau: Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; số lượng, khối lượng nhập khẩu theo đăng ký; đơn vị tính; kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của 03 lần liên tiếp.

4. Bổ sung trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường
Nghị định đã bổ sung Điều 13a quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường. Sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường phải đảm bảo không gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường. Khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường không phù hợp về yêu cầu an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc có khả năng gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xử lý, thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó và thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979
Email: Vietcert.kd61@gmail.com

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

Cần Thơ: Kết quả triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2018
*************
 Từ ngày 15/04/2018 đến 15/5/2018, Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh ATTP từ thành phố đến xã, phường đã thành lập 95 đoàn thanh, kiểm tra, trong đó có 01 đoàn tuyến thành phố, 09 đoàn tuyến quận, huyện và 85 đoàn tuyến xã, phường. Các Đoàn đã thanh, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh - phân phối, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, tập trung ưu tiên vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm theo chủ đề Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2018, “Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.


Kết quả thực hiện kiểm tra 836 cơ sở. Trong đó: 745 cơ sở đạt, tỉ lệ 89,1%, 91 cơ sở vi phạm, tỉ lệ 10,9% (29 cơ sở vi phạm nhỏ chỉ nhắc nhở, 18 cơ sở có vi phạm đang chờ họp xử lý, 04 cơ sở đang trong thời gian xuất trình hồ sơ và 40 cơ sở bị phạt tiền với số tiền: 141.800.000 đồng). Kết quả cơ sở vi phạm hành chính tăng khoảng 50% so với cùng kỳ.

Qua kết luận đợt thanh, kiểm tra, nhìn chung các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hầu hết đều tuân thủ các quy định về bảo đảm ATTP, các cơ sở có ý thức chấp hành tốt hồ sơ đăng ký an toàn thực phẩm; sản xuất theo nguyên tắc một chiều; nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, một số cơ sở sản xuất thủ công, qui mô nhỏ có giấy xác nhận kiến thức ATTP và giấy khám sức khỏe cho nhân viên trực tiếp sản xuất, chế biến nhưng chưa đầy đủ hoặc đã hết hạn; điều kiện trang thiết bị dụng cụ của một số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chưa đảm bảo.

Được biết thời gian qua, bên cạnh việc tổ chức thanh kiểm tra, ngành Y tế đã tăng cường tuyên truyền kiến thức về ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng, treo băng rôn, phát thanh truyền tải các thông điệp về bảo đảm an toàn thực phẩm; tổ chức xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm để góp phần bảo đảm sức khỏe ngưởi tiêu dùng, tạo điều kiện để doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định về an toàn thực phẩm. 
( Thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ )

Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979
Email: Vietcert.kd61@gmail.com

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018


NHỮNG THAY ĐỔI TRONG NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ-CP

Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã chính thức được ban hành và có hiệu lực từ ngày 2/2/2018. Điểm sửa đổi đầu tiên trong nghị định này là doanh nghiệp được tự công bố sản phẩm của mình, thay vì gửi bản hồ sơ công bố này tới các cơ quan nhà nước để xác nhận
* Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm về:
1. Thủ tục tự công bố sản phẩm
2. Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm.
3. Đảm bảo an toàn thực phẩm biến đổi gen.
4. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
5. Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu.
6. Ghi nhãn thực phẩm.
7. Quảng cáo thực phẩm.   
8. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
9. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm
10. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
11. Phân công trách nhiệm, phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng 
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân).
* Mảng CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG được quy định cụ thể như sau:
I - Các sản phẩm thuộc đối tượng tự công bố sản phẩm
1. Các sản phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn trừ các sản phẩm quy định tại Khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này thì tổ chức, cá nhân thực hiện tự công bố sản phẩm. 
2. Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, bao bì chứa đựng thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) sản xuất, nhập khẩu để phục vụ cho việc sản xuất của tổ chức, cá nhân được miễn tự công bố sản phẩm.
II - Hồ sơ, trình tự, thủ tục tự công bố sản phẩm
1. Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
a) Bản tự công bố an toàn sản phẩm theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế.
2. Trình tự, thủ tục tự công bố sản phẩm
a) Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định;
b) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ tại đơn vị và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận;
c) Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự an toàn của sản phẩm đó.
3. Hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt.
4. Các tài liệu nộp kèm hồ sơ phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp.
Ghi chú:
* Điều 6. Các sản phẩm thuộc đối tượng phải đăng ký bản công bố sản phẩm
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
2. Thực phẩm dinh dưỡng y học.
3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.


Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

Tăng cường công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Với mục đích bổ sung, cụ thể hóa các nội dung chỉ đạo của Chính phủ tại các Nghị quyết 103/2016/NĐ-CP, Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP, Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo có liên quan của Chính phủ; Giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện; Sửa đổi bổ sung, thay thế một số nội dung bất cập trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước.

Ngày 02/02/2018 Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và có hiệu lực ngay sau khi ký ban hành. Nghị định này thay thế cho Nghị định số 38/2012/NĐ-CP được ban hành năm 2012 Nghị định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Đây là một chính sách lớn của Chính phủ thay đổi cơ bản phương thức quản lý thực phẩm, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng tăng trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng thực phẩm do mình sản xuất. Chỉ riêng việc doanh nghiệp được quyền tự công bố chất lượng đối với đa số nhóm sản phẩm hàng hóa, theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng đã tiết kiệm được hàng ngàn ngày công và hàng ngàn tỷ đồng.


Đặc biệt, đối với quản lý thực phẩm nhập khẩu cũng đơn giản hóa đi rất nhiều so với trước đây, chỉ với những sản phẩm thuộc diện cảnh báo mới phải áp dụng hình thức kiểm tra chặt.

Thực hiện công tác hậu kiểm, Cục An toàn thực phẩm đã tổ chức 02 đoàn kiểm tra tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tập trung vào các tổ chức, doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh phụ gia thực phẩm. Chủ trì đoàn Công tác có: Ông Đỗ Hữu Tuấn, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cùng đại diện các đơn vị chuyên môn của Cục An toàn thực phẩm; đại diện Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh ATTP; đại diện Viện Y tế Công cộng TP Hồ Chí Minh; Chi Cục ATVSTP TP. Hà Nội; Chi Cục ATVSTP TP. Hồ Chí Minh.

Ông Đỗ Hữu Tuấn - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm

Tại buổi làm việc đoàn tập trung vào công tác kiểm tra hồ sơ công bố, hồ sơ tự công bố của các doanh nghiệp (tập trung vào nội dung tự công bố và ghi nhãn sản phẩm), kiểm tra điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp và lấy mẫu kiểm nghiệm theo quy định. Bên cạnh đó đoàn hướng dẫn và giải đáp những vướng mắc của các doanh nghiệp liên quan đến việc thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP như: Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm khi tự công bố/đăng ký bản công bố (Nguyên tắc xác định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm; Các đơn vị kiểm nghiệm đủ điều kiện kiểm nghiệm); Các sản phẩm thuộc đối tượng miễn kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu; Phương thức kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu. Đoàn đã ghi nhận các thắc mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp liên quan đến quy định về quảng cáo phụ gia thực phẩm; Các hình thức tự công bố (đăng tải website Công ty, thông báo và dán tại trụ sở Công ty, nộp bản tự công bố cho Chi Cục ATVSTP địa phương).

Đại diện Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh An toàn thực phẩm lấy mẫu kiểm nghiệm

Những thay đổi căn bản trong kiểm soát về an toàn thực phẩm đối thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP:

- Bổ sung thêm các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm bao gồm: sản phẩm là quà tặng, quà biếu trong định mức miễn thuế nhập khẩu; Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan; Sản phẩm nhập khẩu chỉ để sản xuất, gia công nội bộ trong cơ sở; Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm.

- Thay đổi cơ bản về phương thức kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu:

+ Phương thức kiểm tra giảm: trước đây là kiểm tra hồ sơ đối với tất cả các sản phẩm thuộc diện kiểm tra giảm, tại Nghị định mới quy định chỉ kiểm tra xác suất tối đa 5% lô hàng do Cơ quan Hải quan chọn ngẫu nhiên và chuyển hồ sơ cho cơ quan kiểm tra nhà nước. Như vậy, có đến 95% lô hàng thuộc diện kiểm tra giảm không phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm.

+ Phương thức kiểm tra thông thường: là chỉ kiểm tra hồ sơ thay vì trước đây là kiểm tra hồ sơ, cảm quan và lấy mẫu kiểm nghiệm nếu có nghi ngờ. Thời gian kiểm tra thông thường cũng được rút ngắn từ 7 ngày xuống chỉ còn 3 ngày. Ngoài ra, cứ sau 3 lần kiểm tra thông thường đạt thì được chuyển sang phương thức kiểm tra giảm.

+ Phương thức kiểm tra chặt: chỉ áp dụng đối với trường hợp sản phẩm có cảnh báo của Bộ quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó. Tuy nhiên, thời gian kiểm tra chặt được rút ngắn từ 10 xuống còn 7 ngày.

Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979
Email: Vietcert.kd61@gmail.com

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Nghị định 15/2018/NĐ-CP Nhiều điểm mới trong quản lý an toàn thực phẩm
--------------------------

     Theo nội dung Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm do Chính phủ ban hành có hiệu lưc từ ngày 2/2/2018, việc quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) sẽ có nhiều thay đổi, tạo thuận lợi cho DN.

    Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, Nghị định mới quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm này được xây dựng theo hướng cắt giảm mạnh thủ tục đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Việc điều chỉnh nhằm tạo hành lang thông thoáng và điều kiện thuận lợi nhất cho DN song vẫn trên cơ sở lấy việc đảm bảo sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu.

    Điểm mới đầu tiên trong Nghị định theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm là DN được tự công bố sản phẩm của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về công bố đó, thay vì gửi bản hồ sơ công bố tới các cơ quan nhà nước để xác nhận, chỉ trừ một số sản phẩm phải công bố tại Bộ Y tế và Sở Y tế.

   Cụ thể, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới sẽ đăng ký bản công bố tại Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế; sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, DN đăng ký bản công bố tại Sở Y tế địa phương; các sản phẩm còn lại DN tự công bố theo hướng dẫn.

   Căn cứ công bố của DN, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tăng cường hậu kiểm, kiểm tra, xử phạt nếu phát hiện sai phạm, trong đó sẽ mở rộng phạm vi, nâng cao mức xử phạt theo quy định pháp luật. Đặc biệt, có một số mặt hàng sẽ được miễn công bố.

   Với quy định trên, theo tính toán của Viện nghiên cứu Kinh tế Trung ương, có khoảng 95% sản phẩm thực phẩm không cần phải tiến hành các thủ tục về mặt hành chính. Nếu làm được theo đúng tinh thần này thì có thể tiết kiệm được 1,8 triệu ngày công và hơn 600 tỷ đồng.

   Điểm mới tiếp theo của Nghị định là thay đổi quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh để đảm bảo ATTP, tiệm cận với các phương thức quản lý chung trên toàn cầu. Đó là mở rộng diện các DN không cần phải có giấy xác nhận đủ điều kiện ATTP cũng như mở rộng đối tượng, các cơ sở được miễn cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

   Theo đó, các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, các cơ sở sơ chế sản phẩm ban đầu, các nhà hàng, cửa hàng ăn uống… sẽ không phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP mà được quyền tự công bố và chịu trách nhiệm. “Tất cả quy định mới này nhằm giảm tối đa thủ tục hành chính. Song để triển khai hiệu quả mà vẫn đảm bảo ATTP, sẽ phân cấp triệt để cho chính quyền các địa phương”, ông Phong nhấn mạnh.

   Nghị định lần này cũng quy định cụ thể các thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo.

   Về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Nghị định đã phân công rõ trách nhiệm quản lý của 3 Bộ gồm Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo hướng các Bộ quản lý theo nhóm ngành hàng từ đầu đến cuối.

   Riêng với một số DN sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm giao thoa thuộc thẩm quyền quản lý của 2 bộ trở lên thì sản phẩm có sản lượng lớn thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nào, cơ quan đó sẽ quản lý.

 Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979

Email: Vietcert.kd61@gmail.com

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

ISO 22000 là gì?
------------
     ISO 22000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống an toàn thực phẩm do Ủy ban kỹ thuật ISO/TC 34 ban hành.
  •    ISO 22000: 2005 bao gồm các hướng dẫn chung về quản lý an toàn thực phẩm (là tiêu chuẩn để chứng nhận )
  •   ISO 22004:2014: cung cấp lời khuyên chung về việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000
  •   ISO 22005:2007: tập trung vào truy xuất nguồn gốc trong thức ăn và chuỗi thực phẩm
  •   ISO/TS 22002-1:2009: bao gồm điều kiện tiên quyết cụ thể cho sản xuất thực phẩm
  •   ISO/TS 22002-2:2013 bao gồm điều kiện tiên quyết cụ thể cho ăn uống
  •   ISO/TS 22002-3:2011: bao gồm điều kiện tiên quyết cụ thể cho nông nghiệp
  •   ISO/TS 22002-4:2013: bao gồm điều kiện tiên quyết cụ thể cho sản xuất bao bì thực phẩm
  •   ISO/TS 22003:2013: cung cấp hướng dẫn cho việc đánh giá chứng nhận và các tổ chức chứng nhận
ISO 22000 là gì?
        Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng nhằm đảm bảo sự đồng bộ mang tính quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn cũng nhằm mục đích cung cấp một hệ thống kiểm soát để loại trừ bất kỳ một điểm mất an toàn nào trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm. Ngoài ra nó còn cung cấp công cụ cho việc thực hiện HACCP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm, được xây dựng có khả năng phù hợp với mọi nhà sản xuất cung cấp sản phẩm. Bao gồm các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thực phẩm; doanh nghiệp chế biến thực phẩm và các doanh nghiệp dịch vụ về thực phẩm (vận chuyển, phân phối, thương mại).
        Vậy điểm khác biệt lớn nhất giữa ISO 22000 và HACCP là gì? Tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, tuy nhiên ISO 22000 qui đinh thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung tương tự ISO 9001. Do đó xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với doanh nghiệp thực phẩm sẽ là điều kiện tiên quyết.
Thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000 để phòng ngừa, kiểm soát các mối nguy hại liên quan đến chuỗi cung cấp thực phẩm, từ khi tiếp nhận nguyên liệu cho tới khi phân phối đến người tiêu dùng.
       Tiêu chuẩn này có thể được tích hợp hoặc liên kết với các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng liên quan hiện có. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phải được xây dựng trên nền tảng vững chắc của các qui đinh thực hành sản xuất tốt (GMP) và qui phạm vệ sinh (SSOP).
       Khi áp dụng ISO 22000 tổ chức phải đảm bảo thực hiện các chương trình tiên quyết (GMP, SSOP) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm. Chương trình này bao gồm các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị; hành vi vệ sinh, vệ sinh cá nhân; vệ sinh nhà xưởng, khử trùng; kiểm soát côn trùng; kho tàng v.v… Tổ chức cũng phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ v.v…
          Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979

LỢI ÍCH CỦA ISO 22000?
-----o0o-----
Lợi ích của ISO 22000?
     10 Lợi ích của việc áp dụng hệ thống an toàn thực phẩm ISO 22000 đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm là gì?
1.     Tuân thủ yêu cầu pháp luật
2.     An toàn thực phẩm khi sử dụng
3.     Giúp doanh nghiệp nhận diện và kiểm soát được mối nguy về an toàn thực phẩm
4.     Giảm thiểu chi phí tái chế và huỷ bỏ sản phẩm
5.     Nâng cao sự thoả mãn của khách hàng
6.     Trao đổi thông tin có hiệu quả với các bên liên quan về các vấn đề an toàn thực phẩm
7.     Nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh
8.     Tăng cơ hội xuất khẩu, thâm nhập thị trường thế giới
9.     Giảm tần suất kiểm tra của các cơ quan chức năng
10.   Cải thiện mối quan hệ 3 bên : doanh nghiệp, nhà nước, nguời tiêu dùng
Trên đây là 10 lợi ích cho doanh nghiệp khi áp dụng và chứng nhận ISO 22000
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979

Email: Vietcert.kd61@gmail.com

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm (05/02/2018)

Ngày 02/02/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm (ATTP).

Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP về: Thủ tục tự công bố sản phẩm; thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm; bảo đảm ATTP biến đổi gen; cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; kiểm tra nhà nước về ATTP nhập khẩu, xuất khẩu; ghi nhãn thực phẩm; quảng cáo thực phẩm; điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe; điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm; truy xuất nguồn gốc thực phẩm; phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP.


Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm

Nghị định 15/2018/NĐ-CP cũng quy định về điều kiện bảo đảm ATTP đối với phụ gia thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm ATTP sau đây:

1- Đáp ứng các quy định chung về điều kiện bảo đảm ATTP được quy định tại Khoản 1 Điều 19, Khoản 1 Điều 20, Khoản 1 Điều 21 Luật ATTP.

2- Chỉ được phối trộn các phụ gia thực phẩm khi các phụ gia thực phẩm đó thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và sản phẩm cuối cùng của sự phối trộn không gây ra bất cứ tác hại nào với sức khỏe con người; trường hợp tạo ra một sản phẩm mới, có công dụng mới phải chứng minh công dụng, đối tượng sử dụng và mức sử dụng tối đa.

3- Việc sang chia, san, chiết phụ gia thực phẩm phải được thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện ATTP và ghi nhãn theo quy định hiện hành.

Đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới cũng được quy định cụ thể: Phải được đăng ký bản công bố sản phẩm tại Bộ Y tế; phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới phải được liệt kê thành phần định lượng đối với từng phụ gia trong thành phần cấu tạo.

Sử dụng phụ gia thực phẩm không vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép

Về sử dụng phụ gia thực phẩm, tổ chức, cá nhân sản suất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm chỉ được sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định. Trong trường hợp phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm tại Bộ Y tế theo quy định.

Bên cạnh đó, việc sử dụng phụ gia thực phẩm không được vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép; đúng đối tượng thực phẩm; có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; còn thời hạn sử dụng; đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm. 
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.

      Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.

Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979
Email: Vietcert.kd61@gmail.com

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001

CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001

I. ISO 14000 LÀ GÌ?
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính…

ISO 14001 Hệ thống quản lý môi trường — Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng là tiêu chuẩn trong bộ ISO 14000 quy định các yêu cầu về quản lý các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Đây là tiêu chuẩn dùng để xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000.

Theo kết quả điều tra khảo sát của ISO, tính đến tháng 12/2009, toàn thế giới có ít nhất 223.149 tổ chức/doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ ISO 14001. Tiêu chuẩn này đã được phổ biến, áp dụng thành công tại nhiều quốc gia với mức phát triển và đặc trưng văn hóa khác nhau là vì ISO 14001 quy định yêu cầu đối với thiết lập một hệ thống để quản lý các vấn đề về môi trường của tổ chức, doanh nghiệp nhưng cho phép linh hoạt cách thức đáp ứng, vì vậy các loại hình doanh nghiệp khác nhau, từ doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia đều có thể tìm được cách thức riêng trong việc xác định mục tiêu môi trường cần cải tiến và kế hoạch cần thực hiện để để đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường.

Phiên bản điều chỉnh này của ISO 14001 được ban hành để đảm bảo sự tương thích sau khi ban hành tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Tiêu chuẩn ISO 14001 đã được Việt Nam chấp thuận trở thành tiêu chuẩn quốc gia: TCVN ISO 14001 Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Tiêu chuẩn ISO 14001 hướng tới mọi loại hình tổ chức: kinh doanh, trường học, bệnh viện, các tổ chức phi lợi nhuận… có mong muốn thực hiện hoặc cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được tại các tổ chức sản xuất và dịch vụ, với các tổ chức kinh doanh cũng như phi lợi nhuận.
III. LỢI ÍCH
a) Về quản lý:
Giúp tổ chức/doanh nghiệp xác định và quản lý các vấn đề môi trường một cách toàn diện;
Chủ động kiểm soát để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về môi trường;
Phòng ngừa rủi ro, tổn thất từ các sự cố về môi trường.
b) Về tạo dựng thương hiệu:
Nâng cao hình ảnh của tổ chức/doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và cộng đồng;
Giành được ưu thế trong cạnh tranh khi ngày càng có nhiều công ty, tập đoàn yêu cầu hoặc ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000.
c) Về tài chính:
Tiết kiệm chi phí sản xuất do quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả;
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903543099-Ms Phương