Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Thực phẩm sản xuất trong nước và Nhập khẩu:
  • Thực phẩm thường
  • Thực phẩm chức năng và bổ sung vi chất dinh dưỡng
  • Phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến
  • Bao bì dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Chứng nhận hệ thống: 
  • Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008
  • Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004
  • Chứng nhận hệ thống phân tích nhận diện và kiểm soát mối nguy HACCP
  • Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005
Đồng thời chúng tôi còn cung cấp dịch vụ Quy chuẩn hệ thống quản lý chất lượng.
- Được sự chỉ định của Cục ATTP theo quyết định số 773/QĐ-ATTP và quyết định số 576/QĐ-ATTP đối với lĩnh vực đánh giá chứng nhận hợp quy thực phẩm.
- Được sự chỉ định của Bộ NNPTNT theo quyết định số 618/QĐ-BNN-KHCN chứng nhận hợp quy ngành nông nghiệp phát triển nông thông
Chứng nhận Hợp quy Thép cốt bê tông - QCVN 7:2011/BKHCN 
Quy định mức giới hạn yêu cầu kỹ thuật đối với:
  • Thép cốt bê tông
  • Thép cốt bê tông dự ứng lực
  • Thép cốt bê tông phủ epoxy
    • Không áp dụng đối với thép làm cốt bê tông là:
      • Thép hình
      • Thép mạ
      • Thép cốt bê tông sợi hỗn hợp phân tán
Chứng nhận Chất lượng thép theo TT 44 - Thông tư 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN

Thép theo thông tư 44 - quy định về quản lý chất lượng đối với thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu để sử dụng trong nước theo mã HS tại Phụ lục I.

1. HACCP  - Hazard Analysis and Critical Control Points là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.

2. Hệ thống HACCP là hệ thống xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy đáng kể đối với an toàn thực phẩm
Kế hoạch HACCP là tài liệu được xây dựng phù hợp theo các nguyên tắc của HACCP để đảm bảo kiểm soát các mối nguy đáng kể đối với an toàn thực phẩm trong công đoạn được xem xét của chuỗi thực phẩm
Mối nguy là tác nhân sinh học, hóa học hay vật lý học của thực phẩm, hoặc tình trạng của thực phẩm có khả năng tác động gây hại cho sức khỏe con người
Nhận diện mối nguy;
Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP - Critical Control Points);
Xác định giới hạn tới hạn cho mỗi CCP;
Thiết lập thủ tục giám sát CCP;
Thiết lập kế hoạch hành động khắc phục khi giới hạn tới hạn bị phá vỡ;
Xây dựng thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP;
Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ HACCP.
Trình tự áp dụng HACCP gồm 12 bước, trong đó 7 nguyên tắc trên cũng đồng thời là 7 bước cuối. Còn 5 bước trước đó là:
Thành lập nhóm HACCP;
Ghi chép, thuyết minh về thực phẩm (tính an toàn, thời hạn sử dụng, bao gói, hình thức phân phối);
Xác nhận phương pháp sử dụng thực phẩm;
Vạch sơ đồ trình tự chế biến thực phẩm;
Kiểm tra tại nhà máy trình tự chế biến thực phẩm.
  • GMP
  • SSOP
Còn hơn chỉ là một hệ thống quản lý chất lượng cho ngành công nghệ thực phẩm, ISO 22000 kết hợp với Tiêu chuẩn HACCP và các kế hoạch phòng ngừa khác giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.



1.  ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho các tổ chức nằm trong chuỗi thực phẩm. Nó chứa đựng các biện pháp ngăn ngừa, bảo đảm chất lượng theo truyền thống cộng thêm các biện pháp ngăn ngừa an toàn thực phẩm. Mục đích của ISO 22000 là cung cấp một cách tiếp cận thực tế để đảm bảo làm giảm hoặc loại trừ các mối nguy an toàn thực phẩm và cung cấp các biện pháp bảo vệ khách hàng.
2.  Lợi ích ISO 22000:
Một doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo được lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt tạo điều kiện dễ dàng cho việc xuất khẩu sang các thị tường khó tính trên thế giới. Bên cạnh đó, việc áp dụng ISO 22000 còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Có thể thay thế cho nhiều tiêu chuẩn khác nhau: GMP, HACCP, EUROGAP, BRC, SQF, IFS
Giảm chi phí bán hàng
Giảm tối đa các nguy cơ ngộ độc, kiện cáo, phàn nàn của khách hàng
Tăng cường uy tín, sự tin cậy, sự hài lòng của nhà phân phối, khách hàng.
Cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp
Thuận tiện trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác (ISO 9001, ISO/IEC 17025, ISO 14000)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét